Lương khoán là gì và những quy định của pháp luật về lương khoán

Tùy từng loại hình doanh nghiệp, tính chất công việc mà người sử dụng lao động hay chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức trả lương cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương khoán theo kết quả lao động để đảm bảo công bằng và khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Vậy lương khoán được hiểu như thế nào?

ngach-luong-la-gi-quy-dinh-phap-luat-moi-nhat-ve-ngach-luong

Lương khoán là hình thức trả lương dựa trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương này có thể tính theo thời gian (giờ), trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng.
Tùy vào tính chất công việc, vị trí cũng như thời gian hợp tác mà các doanh nghiệp có nhiều hình thức trả lương cho nhân viên như: Lương khoán, lương trả theo thời gian, lương trả theo sản phẩm, lương/ thưởng theo doanh thu,…

Tiền lương mà mức chi trả của doanh nghiệp dành cho người lao động với điều kiện không được thấp hơn mức lương tối thiểu được nhà nước quy định.

Cách tính lương khoán:
Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ (%) hoàn thành công việc

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì: Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Đối với tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày. Và việc trả lương được thực hiện theo thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động

Như vậy, trả lương khoán có nhiều phương pháp, có thể trả trên kết quả khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp cá nhân hoặc nhóm thực hiện, cũng có thể trên hệ số hoặc số điểm chức danh, cho bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất.

Điều cần lưu ý trong việc trả lương khoán, người sử dụng lao động phải xác định một tỷ lệ hay đơn giá khoán phù hợp, có tính khuyến khích và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Đồng thời, đặt ra các mức hoàn thành công việc khác nhau và ở mỗi mức cao hơn sẽ có tỷ lệ khoán cao hơn có thể kèm tiền thưởng bổ sung nhằm phát huy tối đa năng lực và khuyến khích người lao động đạt được thành tích cao hơn trong công việc.

Lương khoán được trả căn cứ vào hợp đồng giao khoán việc, do đó mang bản chất là hợp đồng theo thời vụ nên không đóng bảo hiểm xã hội.

Khác với hình thức trả lương khoán thì lương cố định (hay lương cứng) được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hơn. Lương cứng đảm bảo cho người lao động cảm thấy yên tâm và ổn định trong công việc và cuộc sống, từ đó họ có thể toàn tâm, toàn ý với công việc. Tuy nhiên, mỗi hình thức trả lương đều có ưu điểm riêng của nó, cho nên có thể áp dụng cả hai cách tính lương, tức là vừa có phần lương cố định vừa có phần lương khoán nhằm tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức này.

Nguồn: Thukyluat.vn

Summary
Lương khoán là gì và những quy định của pháp luật về lương khoán
Article Name
Lương khoán là gì và những quy định của pháp luật về lương khoán
Description
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương khoán theo kết quả lao động để đảm bảo công bằng và khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Vậy lương khoán được hiểu như thế nào?
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo