Luật lao động về nghỉ việc đối với NLĐ và NSDLĐ năm 2018

Luật lao động về nghỉ việc dành cho NLĐ, trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động và cách tính trợ cấp thôi việc năm 2018.

I. Thủ tục xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật

luat-lao-dong-ve-nghi-viec-doi-voi-NLĐ-va-NSDLĐ năm 2018-1

Bộ Luật lao động quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại điều 36 như sau:

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Và người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại điều 37 trong các trường hợp sau:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Theo đó, tóm tắt về quy định của pháp Luật với thủ tục xin nghỉ việc gồm có như sau:

– Khi hợp đồng hết thời hạn, thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động được nghỉ việc, từ đó tiến hành thủ tục báo trước. Đối với hợp đồng không xác định thời hạn thì chỉ cần đảm bảo thời gian báo trước.
+ Báo trước ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng dưới 12 tháng hoặc hợp đồng mùa vụ.
+ Báo trước ít nhất 30 ngày đối hợp đồng xác định thời hạn.
+ Báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

Báo trước ở đây có thể làm bằng văn bản hoặc gửi bằng mail (đơn xin nghỉ nghỉ việc)

– Sau khi thông báo đủ thời hạn báo trước (trong thời hạn báo trước vẫn đi làm bình thường) thì bạn sẽ có quyết định nghỉ việc của công ty và được nhận lại sổ bảo hiểm, tiền lương theo đúng quy định của Pháp Luật (trong 7 ngày phải thanh toán đầy đủ tiền và sổ bảo hiểm, trường hợp đặc biệt không quá 30 ngày).

II. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, công ty có trách nhiệm thanh toán hết các khoản quyền lợi về lương và các chế độ khác, đồng thời chốt và trả sổ BHXH cho bạn theo quy định tại Điều 47 – Bộ luật lao động 2012, theo đó trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như sau:
– Khi hợp đồng hết thời hạn, thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động được nghỉ việc, từ đó tiến hành thủ tục báo trước. Đối với hợp đồng không xác định thời hạn thì chỉ cần đảm bảo thời gian báo trước.
+ Báo trước ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng dưới 12 tháng hoặc hợp đồng mùa vụ.
+ Báo trước ít nhất 30 ngày đối hợp đồng xác định thời hạn.
+ Báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.
Báo trước ở đây có thể làm bằng văn bản hoặc gửi bằng mail (đơn xin nghỉ nghỉ việc)
– Sau khi thông báo đủ thời hạn báo trước (trong thời hạn báo trước vẫn đi làm bình thường) thì bạn sẽ có quyết định nghỉ việc của công ty và được nhận lại sổ bảo hiểm, tiền lương theo đúng quy định của Pháp Luật (trong 7 ngày phải thanh toán đầy đủ tiền và sổ bảo hiểm, trường hợp đặc biệt không quá 30 ngày).

luat-lao-dong-ve-nghi-viec-doi-voi-NLĐ-va-NSDLĐ năm 2018

III. Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2018

Theo điều 48 Bộ Luật lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Mức trợ cấp thôi việc được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp thôi việc = 1/2 x tháng lương bình quân x số năm làm việc x hệ số lương (nếu có)

Lưu ý:
– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm cả thời gian thử việc, học nghề, tập nghề, thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH …
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.
– Hệ số lương để tính trợ cấp thôi việc chỉ áp dụng người lao động làm việc ở các doanh nghiệp Nhà nước.

Summary
Luật lao động về nghỉ việc đối với NLĐ và NSDLĐ năm 2018
Article Name
Luật lao động về nghỉ việc đối với NLĐ và NSDLĐ năm 2018
Description
Luật lao động về nghỉ việc dành cho NLĐ, trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động và cách tính trợ cấp thôi việc năm 2018.
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo