Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội là gì?

“Với các công ty Việt Nam, tập trung chủ yếu là quản trị, và trách nhiệm của công dân. Hầu hết các doanh nghiệp (DN) có trách nhiệm báo cáo hoạt động xã hội của họ nhưng họ thiếu một chiến lược.” Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility- CSR) đã được nghiên cứu từ khoảng giữa thế kỷ XX và kể từ đó đến nay trách nhiệm xã hội (TNXH) đã trở thành một trong những chủ đề gây nhiều tranh cãi với những bàn luận sôi nổi của các học giả, các nhà nghiên cứu, các chính trị gia.

Trong phạm vi bài viết này tác giả bàn đến SCR dưới góc nhìn về một Lãnh đạo DN thành công.

doanh-nghiep-va-trach-nhiem-xa-hoi-la-gi-1

1. Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt nhận thức về CRS – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thiếu tính toàn diện

Theo kết quả điều tra tại Lễ công bố 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2011 của nhóm nghiên cứu Vietnam Report về quan điểm thực hiện CSR của các DN lớn VNR500, trong các yếu tố của CSR, đầu tư dài hạn cho các hoạt động xã hội được phần lớn các DN lớn VNR500 xem là hoạt động có tầm quan trọng và định hướng nhất đến chiến lược CSR của DN (51%). Ngoài ra, việc tăng cường các hoạt động xã hội nhân đạo cũng được các DN cho là có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến chiến lược CSR của các DN (39%). Tuy nhiên, nếu xem xét tổng thể cộng đồng DN Việt với hơn 90% có quy mô vừa và nhỏ thì sự am hiểu về CSR còn rất nhiều khoảng trống. Cách hiểu phổ biến của đa phần trong số đó là đồng nhất giữa thực hiện CSR với làm từ thiện hay thực hiện CSR là không bắt buộc khi nào có điều kiện thì làm và thậm chí có nhiều lãnh đạo Việt còn mượn tiếng CSR đối với xã hội để đánh bóng tên tuổi của mình nhằm khỏa lấp những hành động thực tế đi ngược hoàn tòan với tinh thần TNXH.
Hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ về CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là căn nguyên đầu tiên tác động đến chuỗi quyết định và hành động còn thiếu điểm nhấn trong bức tranh thực hiện TNXH của DN Việt Nam.

2. Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt lựa chọn mô hình CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn mang tính hình thức.

Về phía các nhà quản trị: kết quả điều tra về mức độ ưu tiên thực hiện các định hướng CSR của DN cho thầy hầu hết các DN đều lựa chọn định hướng người lao động là ưu tiên số 1; sau đó đến định hướng thị trường và định hướng môi trường tự nhiên.
Về phía người lao động: hầu hết các đánh giá việc thực hiện các nội dung trong mô hình CSR của DN ở mức trung bình và dưới trung bình.

Nội dung Mẫu Gía trị trung bình Độ lệch chuẩn
Định hướng người lao động 218 2.7242 .96102
Định hướng thị trường 218 2.8152 .86331
Định hướng xã hội 218 2.5567 .74749
Định hướng môi trường tự nhiên 218 3.1892 .8839

                         Bảng: Đánh giá của người lao động về các nội dung trong mô hình CSR

Những con số trên cho thấy người lao động và nhà Lãnh đạo trong các DN Việt Nam có những đánh giá khá khác nhau về mô hình Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của DN.

3. Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt tổ chức quản trị Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thiếu tầm nhìn chiến lược.

CSR cũng như bất cứ lĩnh vực nào khác của DN cũng cần được quản trị có hiệu quả. Đánh giá của các nhà Lãnh đạo DN Việt về các hoạt động quản trị CSR đối với tần suất và mức độ thực hiện.
Về hoạt động xác lập mục tiêu CSR: Hầu hết các hoạt động liên quan đến CSR của DN chủa được lập kế hoạch mang tính dài hơi mà chỉ thực hiện khi phát sinh, khi có nhu cầu hoặc điều kiện.

doanh-nghiep-va-trach-nhiem-xa-hoi-la-gi
Về việc lập hồ sơ, tài liệu và ban hành các quy định, văn bản tổ chức hướng dẫn thực hiện bộ quy tắc ứng xử và quá trình thực hiện bộ quy tắc ứng xử.
Về thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện CSR của DN: Hoạt động xã hội Doanh nghiệp được thực hiện theo cách “từ trên xuống” trong đó các quyết định thường từ cấp nhân sự cao nhất ban hàng và được bộ phận Kinh doanh, PR và/hoặc Phòng Nhân sự thực hiện hầu như chưa có bộ phận phụ trách CSR độc lập.
Về việc cung cấp các nguồn lực thực hiện CSR: Việc cung cấp các nguồn lực thực hiện CSR được các nhà quản trị đánh giá ở mức khá cao,
Về việc tổ chức đào tạo nhân lực và tổ chức hệ thống thông tin thực hiện CSR của DN: Cũng giống như hoạt động lập kế hoạch và thiết lập cơ cấu tổ chức thực hiện CSR, các hoạt động này của các DN nước ta cũng chưa được thực hiện tốt.
Về hoạt động tổ chức thực hiện các quy định của bộ quy tắc ứng xử: Đây là hoạt động được đánh giá ở mức cao nhất trong các nội dung về quản trị CSR.
Về hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện CSR và điều chỉnh: Đây là hoạt động rất ít DN thực hiện. Điều này có nghĩa là tần suất thực hiện là hiếm khi và mức độ thực hiện là kém.
Như vậy, từ một vài nét phác họa về “tâm” và “tầm” của lãnh đạo DN Việt qua góc nhìn CSR có thể thấy không ít dấu hiệu vui nhưng cũng còn không ít những lo lắng trong lộ trình hội nhập quốc tế với tinh thần TNXH. Các nhà lãnh đạo Việt cần am hiểu toàn diện hơn, tự tin hơn và nỗ lực hơn để CSR trở thành một điểm nổi bật thể hiện sự kết hợp “truyển thống và hiện đại” của nền kinh tế Việt Nam”.

Xem thêm: Khi doanh nghiệp chú trọng vào CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp)