Xây dựng chiến lược đào tạo nhân viên mới là yếu tố tiên quyết và quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay. Điều này giúp doanh nghiệp có thể thu hút những ứng viên tiềm năng và đáp ứng nhu cầu công việc mà doanh nghiệp đang cần một cách hiệu quả. Vì vậy, việc phát triển một chiến lược đào tạo nhân viên mới hiệu quả là rất cần thiết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của VnResource để tìm hiểu cách làm điều này.
1. Đào tạo nhân viên mới là gì ?
Đào tạo nhân viên mới là quá trình giúp cho những nhân viên gia nhập công ty được làm quen với công việc của mình và tìm hiểu về các quy trình và chính sách của công ty. Điều này giúp các nhân viên mới hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty.
Tầm quan trọng của đào tạo nhân viên mới
Hoạt động đào tạo nhân viên mới được đánh giá là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng mà còn tạo ra những cơ hội giúp người lao động bước đầu định hình và xây dựng được nền tảng vững chắc trước khi bắt đầu làm việc.
+ Đối với doanh nghiệp:
-
Giảm thiểu chi phí tuyển dụng và thời gian đào tạo cho doanh nghiệp
-
Nâng cao năng suất nhân viên: Nhân viên được đào tạo sẽ hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
-
Cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Nhân viên được đào tạo có thể hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp và có thể làm việc đạt đúng tiêu chuẩn đó.
-
Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Đào tạo nhân viên mới giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi làm việc và hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp.
-
Tạo niềm tin cho khách hàng: Nhân viên được đào tạo tốt có thể truyền tải được thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp.
+ Đối với nhân viên mới:
-
Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhân viên thông qua quá trình đào tạo.
-
Hiểu rõ về công việc, nhiệm vụ, mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp
-
Hỗ trợ nhân viên mới thích ứng với công việc nhanh chóng hơn.
-
Nâng cao chuyên môn trong quá trình làm việc cho từng nhân viên.
-
Đáp ứng tốt nhu cầu học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên.
-
Tạo ra lối tư duy, quan sát mới giúp khai thác tối đa khả năng sáng tạo của từng nhân viên.
Mục tiêu đào tạo nhân viên mới
Thông qua quá trình đào tạo, nhân viên mới sẽ được cung cấp những kiến thức, kỹ năng và tư duy cần thiết để thích nghi với môi trường làm việc, hoàn thành công việc của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Ngoài ra, quá trình đào tạo còn giúp tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp và nhân viên, thể hiện sự quan tâm và đầu tư vào nhân lực của doanh nghiệp.
Tất cả những điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tạo động lực cho nhân viên mới cảm thấy thoải mái và tự tin trong công việc. Giúp họ nhanh chóng đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và trở thành người đóng góp đáng kể cho sự phát triển của doanh nghiệp.
2. Chuẩn bị cho quá trình đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo
Trước khi bắt đầu đào tạo nhân viên mới, việc xác định nhu cầu đào tạo là vô cùng quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp biết được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhân viên mới có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả. Để xác định nhu cầu đào tạo, doanh nghiệp có thể dựa trên những yêu cầu công việc, mô tả công việc và các tiêu chuẩn chất lượng công việc.
Xác định mục tiêu của đào tạo
Doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu mà mình muốn đạt được với quá trình đào tạo nhân viên mới. Mục tiêu này có thể là cải thiện kỹ năng, hiểu biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, đào tạo về quy trình làm việc,…
Xây dựng kế hoạch đào tạo
Sau khi xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần có một kế hoạch đào tạo cụ thể và chi tiết: bao gồm những kỹ năng cần được đào tạo, đội ngũ đạo tạo, thời gian đào tạo và các phương pháp bạn sẽ hướng dẫn nhân viên mới, như thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning hay hướng dẫn trực tiếp, đào tạo 1-1 với người cố vấn…
Chuẩn bị tài liệu và nguồn lực đào tạo
Đội ngũ đào tạo cần có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực mà công ty hoạt động để hướng dẫn chi tiết, rõ ràng cho nhân viên mới.
Đồng thời cần chuẩn bị các tài liệu đào tạo như hướng dẫn, bài giảng, video hoặc bài kiểm tra để hỗ trợ quá trình đào tạo. Đảm bảo tính thống nhất về tài liệu trước khi hướng dẫn nhân viên mới để tránh nhầm lẫn và thiếu cấu trúc chương trình.
3. Tiến hành đào tạo nhân viên mới
Định hướng và giới thiệu
Định hướng và giới thiệu doanh nghiệp là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình đào tạo nhân viên mới. Nhằm đảm bảo họ có thể làm việc hiệu quả và phù hợp với chính sách, văn hóa của công ty
-
Nắm bắt các thông tin chung về doanh nghiệp như: lịch sử thành lập, mục tiêu, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ cung cấp và các thành tựu tiêu biểu.
-
Hiểu rõ hệ thống quản trị: các phòng ban, bộ phận và nhân sự trong từng bộ phận.
-
Nắm bắt các quy định công ty như giờ làm việc, quy định về trang phục, thái độ làm việc, cách giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp và cấp trên cũng là điều rất cần thiết.
-
Các chính sách về lương thưởng, đãi ngộ cũng cần được nắm bắt một cách rõ ràng để nhân viên mới có thể hiểu rõ về các điều khoản và quy định của công ty.
Đào tạo theo các công việc cụ thể
Nhân viên mới nên được đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn bằng các công việc cụ thể để giúp họ va chạm với những kỹ năng và kiến thức cần biết để khi thực hiện công việc một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Với phương pháp đào tạo theo công việc cụ thể, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên mới. Điều này cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và năng động.
Đào tạo xây dựng các kỹ năng khác
Trong quá trình đào tạo chuyên môn, doanh nghiệp cũng nên huấn luyện cơ bản cho nhân viên mới về cách sử dụng phần mềm nội bộ của công ty, bảo mật an ninh mạng và thông tin doanh nghiệp trên máy tính.
Đồng thời, cần tổ chức những buổi đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục và kỹ năng làm việc nhóm để giúp họ trở thành những nhân viên chất lượng và có khả năng phát triển sự nghiệp trong công ty.
Sẵn sàng hỗ trợ cho nhân viên mới sau quá trình đào tạo
Kết thúc quá trình training nhân sự, hãy đào tạo định hướng cho nhân viên biết rằng họ sẽ luôn nhận được hỗ trợ của bạn. Hãy sẵn sàng giúp đỡ họ trong quá trình làm việc nếu bạn có thể. Ngoài ra, bạn có thể chủ động nêu ra những câu hỏi thường gặp cho ứng viên. Hãy cung cấp cho họ cuốn sổ tay về các công việc trong văn phòng, tài liệu hướng dẫn… phù hợp với họ.
Đánh giá hiệu suất đào tạo
Đánh giá hiệu suất đào tạo là một hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp để thống kê lại kết quả đạt được sau quá trình đào tạo, giúp đo lường mức độ thành công và xác định những điểm cần cải thiện để đạt được hiệu quả tối đa.
4. Đánh giá hiệu quả đào tạo nhân viên mới
Đánh giá hiệu suất của nhân viên
Sau khi hoàn tất quá trình đào tạo, doanh nghiệp cần đánh giá năng lực của nhân viên mới xem có phù hợp với vị trí công việc hiện tại và văn hoá doanh nghiệp hay không.
Đánh giá nhân viên thông qua hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, khả năng nắm bắt công việc và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Việc đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời và phát triển năng lực chuyên môn cho nhân viên.
Đo lường kết quả học tập
Quan sát, theo dõi các mục tiêu học tập của học viên, khả năng tiếp thu kiến thức trước và sau khi đào tạo thông qua các cuộc khảo sát để xác định xem liệu học viên đã tiếp thu được những gì sau khóa học.
Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống E-learning để dễ dàng đánh giá mức độ nắm rõ kiến thức của nhân viên thông qua hệ thống bài kiểm tra trực tuyến.
Quá trình này không chỉ giúp thúc đẩy nhân viên hướng tới các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể mà còn giúp cho doanh nghiệp đo lường được các trải nghiệm học tập của học viên, xác định được tác động của chương trình đào tạo và nhận biết các lỗ hổng nếu có. Từ đó sửa đổi và cập nhật nội dung đào tạo một cách dễ dàng khi cần thiết.
Thu nhập phản hồi từ học viên và người đào tạo
Khi hoàn thành quá trình đào tạo, người quản lý nên tổ chức một cuộc khảo sát với nhân viên mới. Đây là cơ hội để lắng nghe những tâm tư, ý kiến và nhận xét của họ về quá trình đào tạo, từ đó đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của nhân viên. Hiểu rõ hơn về những khó khăn và thách thức mà nhân viên gặp phải trong quá trình học tập và làm việc.
Xác định các lĩnh vực đào tạo cần cải thiện
Từ những đánh giá thu thập phản hồi từ học viên và người đào tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về năng lực của nhân viên mới và đề xuất các hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu và mong muốn của nhân viên. Việc này cũng giúp cải thiện quy trình đào tạo nhân viên mới của doanh nghiệp. Từ đó, thiết kế các chương trình đào tạo hiệu quả hơn cho nhân viên.
5. Thực tiễn tốt nhất để đào tạo nhân viên mới
Đào tạo nhân viên mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu cá nhân
Mỗi nhân sự được tuyển dụng sẽ đảm nhận một vị trí khác nhau trong công ty với các yêu cầu công việc cụ thể. Cần phải xác định nhu cầu đào tạo của từng nhân viên mới để có thể đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp.
Việc này có thể được thực hiện bằng cách đánh giá năng lực hiện tại của nhân viên, tìm hiểu những kỹ năng cần thiết cho công việc và dựa trên đó để lập kế hoạch đào tạo. Xác định những đào tạo càng rõ ràng thì hiệu quả của các chương trình đào tạo sẽ càng được đảm bảo tốt nhất.
Đào tạo phù hợp giúp nhân viên mới có thể học hỏi và phát triển kỹ năng một cách hiệu quả nhất.
Kết hợp kinh nghiệm thực tế
Nhờ việc học tập thông qua trải nghiệm thực tế, nhân viên có thể dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Điều này được xem như là một phần của quy trình làm việc hàng ngày và nhờ đó nhân viên có thể đúc kết kiến thức chuyên môn từ kinh nghiệm thực tế mà không cần sự hướng dẫn nào.
Khuyến khích sự tham gia tích cực trong việc đào tạo nhân viên mới
Cần truyền tải thông tin về lợi ích của quá trình đào tạo cho nhân viên mới. Họ sẽ có động lực hơn để tham gia tích cực nếu họ hiểu rõ được lợi ích mà quá trình đào tạo mang lại cho công việc và sự phát triển cá nhân của họ.
Doanh nghiệp có thể thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning để xây dựng các bài đào tạo, kiểm tra năng lực trình độ qua các trò chơi mang tính cạnh tranh, khen thưởng thành tích và tặng quà cho những nhân viên đạt điểm cao xuất sắc.
Cung cấp hỗ trợ và phản hồi liên tục
Những ngày đầu tiên làm việc chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và thắc mắc liên quan đến công việc cũng như các chế độ của công ty. Nhà tuyển dụng cần cung cấp cho nhân viên mới một người đào tạo hoặc người hướng dẫn chính để hỗ trợ trong quá trình học tập và trả lời các câu hỏi của họ.
Ngoài ra, cũng cần cung cấp các tài liệu học tập và tài nguyên trực tuyến để nhân viên mới có thể tiếp cận dễ dàng và tự học tập thêm.
Đồng thời, thường xuyên trao đổi để đánh giá tiến độ và hỗ trợ những thắc mắc liên quan tới công việc cho nhân viên mới. Nhờ vậy, giúp họ có thể hiểu được những gì mình đang làm tốt và những điểm cần cải thiện để có thể phát triển kỹ năng của mình.
Vậy nên hãy cung cấp hỗ trợ kịp thời trong quá trình làm việc cho nhân viên mới để đảm bảo rằng họ có thể học tập và phát triển kỹ năng của mình một cách hiệu quả.
6. Kết luận
Đào tạo nhân viên mới là một quá trình quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhờ đào tạo, nhân viên có thể nắm bắt nhanh chóng kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả.
Đồng thời, đào tạo còn giúp nâng cao năng lực chuyên môn và cải thiện năng suất lao động của nhân viên. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu lỗi lầm và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.
Để thuận lợi hơn trong quá trình đào tạo tuyển dụng nhân viên mới, không thể không nhắc tới công cụ đánh giá năng lực nhân sự của giải pháp đào tạo trực tuyến E-learning Pro được triển khai bởi VnResource -công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm giải pháp cho doanh nghiệp.
Giải pháp này cho phép quản lý đánh giá nhân sự thông qua các bài kiểm tra trực tuyến, hỗ trợ xây dựng hệ thống đào tạo và quản lý học tập trực tuyến với kho dữ liệu bài học khổng lồ cùng tính bảo mật cao.
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự tối ưu. Vui lòng gọi ngay đến VnResource qua hotline: 0914.004.800 để được tư vấn trực tiếp về giải pháp đào tạo trực tuyến E-learning.
Bài viết liên quan: