Phản hồi 360 độ (360 Degree Feedback) là phương pháp đánh giá nhân viên bằng cách thu thập có hệ thống các thông tin về hành vi và năng lực hoạt động của họ. Những thông tin này sẽ được tổng hợp và xử lý từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ những người tiếp xúc nhiều với cá nhân được đánh giá (giám đốc điều hành, quản lý, người đồng cấp, khách hàng hay đối tác…).
Nhìn chung, bất cứ ai đáng tin cậy và biết rõ về công việc của cá nhân đó đều có thể tham gia vào quá trình đánh giá này. Đây là phương pháp đánh giá hiệu quả, công bằng, chân thực và khách quan, hiện đang được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá 360 độ đang được nhiều công ty áp dụng để phát triển văn hoá doanh nghiệp. Việc tiếp nhận những phản hồi tiêu cực không phải là chuyện đơn giản. Những gợi ý sau giúp bạn có thể vượt qua rào cản tâm lý. Đâu là chìa khoá để giúp bạn biến thông tin phản hồi tiêu cực – 360 độ thành những thay đổi thái độ có ý nghĩa để bạn có thể theo kịp các đồng nghiệp của mình?
Ngay sau khi tổng kết các thông tin được phản hồi của các bạn, tôi đề xuất những hướng dẫn sau để các bạn có thể phản ứng lại với thông tin phản hồi của các nhân viên của mình:
• Hãy cám ơn họ vì họ đã tham gia quá trình hướng dẫn cho bạn. Hãy dành thời gian để cảm ơn giá trị thời gian của họ đã giành cho bạn qua việc hướng dẫn bạn.
• Đánh giá các điểm mạnh. Cam kết trên bình diện cá nhân về việc tiếp tục nỗ lực trong các lĩnh vực có điểm mạnh và thế hiện sự biết ơn cho những thừa nhận tích cực của họ.
• Thảo luận một cách cởi mở về những lĩnh vực mà bạn mong muốn thay đổi. Xin lỗi một cách chân thành cho bất kỳ sai sót nào mắc phải trong quá khứ và cam kết sẽ làm tốt hơn.
• Yêu cầu các ý tưởng giúp bạn trong tương lai. Đề nghị những người phản hồi cho bạn những đề xuất riêng biệt có thể giúp bạn đảm bảo việc cải thiện trong các lĩnh vực, mục tiêu cần thay đổi cũng như là các đề xuất chung. Điều này có thể giúp bạn trong quá trình trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả.
• Đưa ra những cam kết thực tế. Tránh hứa hẹn thái quá. Hãy cam kết lắng nghe tất cả các ý kiến, cân nhắc mọi lời đề nghị bởi đó là những cách tốt nhất mà bạn có thể cải thiện được điều mình muốn.
• Kêu gọi mọi người tiếp tục ủng hộ. Hãy cho họ biết bạn có kế hoạch theo đuổi và tiếp tục phát triển những ý tưởng và đề xuất đang có. Hãy truyền tải những thay đổi lâu dài, bởi những thay đổi tích cực là một quá trình – đó không phải mà một chương trình ngắn hạn.
Sau các phản ứng đầu tiên với các phản hồi, thì việc theo đuổi đến cùng quá trình phản hồi bằng cách thường xuyên trao đổi phản hồi với những đồng nghiệp của bạn hai tháng một lần hoặc tương tự như vậy là một việc làm đúng đắn.
Ví dụ, nếu như lĩnh vực bạn muốn cải thiện là lắng nghe, chỉ cần hỏi: “Sau khi nhận được thông tin phản hồi 360 độ, tôi sẽ cam kết trở thành một người biết lắng nghe tốt hơn.
Dựa vào thái độ của tôi trong vòng hai tháng vừa qua, các bạn có thể giúp tôi đưa ra một vài giải pháp có thể giúp tôi trở thành một người biết lắng nghe hơn trong hai tháng tiếp theo không?”.
Hãy lắng nghe ý kiến của họ. Hãy cảm ơn họ. Hãy tiếp tục học hỏi và cải thiện. Các nhà lãnh đạo theo quá trình này có thể có được lợi ích lớn từ việc nhận thông tin phản hồi 360 độ. Và bạn cũng có thể làm như vậy.
Theo Harvard Business School Publishing