Bốn giai đoạn trưởng thành của lãnh đạo

Lãnh đạo là công việc phức tạp. Nó có rất nhiều mặt: sự tôn trọng, kinh nghiệm, sức mạnh tinh thần, kỹ năng con người, kỷ luật, tầm nhìn, động lực, thời gian và rất nhiều yếu tố khác nữa.Cho dù bạn có được năng lực lãnh đạo trời phú hay không, bạn sẽ phấn đấu trưởng thành về năng lực lãnh đạo theo những gì xảy ra trong 4 giai đoạn dưới đây:Có thể thấy, rất nhiều yếu tố có vai trò trong vấn đề lãnh đạo là những yếu tố không cụ thể. Do vậy mà chỉ đến giờ, khi đã 51 tuổi, tác giả nổi tiếng John C. Maxwell mới thật sự bắt đầu hiểu rõ ràng về nhiều mặt của nghệ thuật lãnh đạo.

Giai đoạn 1: Tôi không biết mình không biết điều gì

photo1516266295305-1516266295306

Hầu hết mọi người nhầm lẫn trước khi nhận ra đâu là giá trị của sự lãnh đạo. Họ tin rằng lãnh đạo chỉ dành cho một số người – những người ở tầm cao nhất của công ty. Họ chẳng biết gì về cơ hội họ đang vươn tới nhưng lại không chịu học hỏi cách lãnh đạo.

Hiệu trưởng của một trường Đại học than thở với John C. Maxwell rằng chỉ có một nhóm nhỏ sinh viên đăng ký học khóa lãnh đạo do nhà trường tổ chức. Tại sao vậy? Chỉ có vài người nghĩ bản thân họ là lãnh đạo. Nếu họ biết rằng lãnh đạo là ảnh hưởng, rằng mỗi ngày mỗi chúng ta đều cố gắng gây ảnh hưởng với ít nhất bốn người khác, thì họ chắc đã bùng lên khao khát được học thêm môn này. Nhưng đáng tiếc, một người chưa biết mình không biết điều gì sẽ không thể phát triển.

Giai đoạn 2: Tôi biết mình không biết điều gì

Đôi khi vào dịp nào đó, chúng ta được đặt trong vị trí lãnh đạo chỉ để quan sát xung quanh và tìm xem kẻ nào không tuân thủ chúng ta. Đó là khi chúng ta nhận ra cần phải học cách lãnh đạo. Tất nhiên, đó là cơ hội bắt đầu tiến trình. Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli đã khôn khéo bình luận: “Tỉnh táo nhận ra sự dốt nát của mình là bước đi lớn nhất của trí tuệ.”

Đó là những gì xảy ra với John C. Maxwell khi nhận vị trí lãnh đạo đầu tiên năm 1969. Ông giữ vị trí đội trưởng các đội thể thao suốt cuộc đời và từng là chủ tịch hội sinh viên. Ông đã tưởng mình là lãnh đạo. Nhưng khi Maxwell cố gắng lãnh đạo mọi người trong cuộc sống, ông mới thấy thực tế phũ phàng. Nó thúc giục ông tập trung nguồn lực và học tập từ thực tế đó. Hơn nữa, ông cũng có thêm một ý tưởng khác.

Ông đã viết thư cho 10 nhà lãnh đạo tài năng nhất trong lĩnh vực của mình, đề nghị họ dành cho ông nửa giờ trao đổi với thù lao 100 đô-la. Vài năm tiếp theo, ông cùng vợ dành kỳ nghỉ ở những nơi các nhân vật đó sống. Nếu một nhà lãnh đạo ở Cleveland đồng ý với đề nghị của tôi, thì kỳ nghỉ năm đó họ sẽ đến Cleveland, ông sẽ gặp được ông ta. Ý tưởng đó của John C. Maxwell thật sự hiệu quả. Họ đã chia sẻ với ông những điều quý giá mà không cách nào khác mang lại được.

Giai đoạn 3: Tôi trưởng thành, nhận biết, và bắt đầu thể hiện

Khi John C. Maxwell giảng cho một nhóm ở Denver, ông đã nhận ra một cậu học trò 19 tuổi tên là Brian rất khá. Trong hai ngày, ông quan sát thấy cậu ấy ghi chép rất miệt mài. Tác giả nổi tiếng đã dành vài phút trong giờ giải lao nói chuyện với cậu. Và trong khi ông giảng về 1 nguyên tắc trong lãnh đạo có tên Tiến trình, ông đã gọi Brian đứng dậy để mọi người đều nghe được.

Ông nói: “Brian, thầy nhận thấy em rất chăm chỉ học tập, và rất ấn tượng với cách em khao khát học hỏi, lượm lặt và phát triển. Thầy muốn nói với em một bí quyết có thể thay đổi cuộc đời em.” Tất cả mọi người trong hội trường đều chăm chú lắng nghe.

“Thầy tin rằng khoảng 20 năm nữa, em có thể là một nhà lãnh đạo lớn. Thầy muốn khích lệ em học hỏi về nghệ thuật lãnh đạo bền bỉ và lâu dài. Đọc sách, nghe băng thường xuyên, và nên dự nhiều hội thảo. Và bất kể khi nào em bắt gặp những lời hay, ý đẹp có ý nghĩa cho tương lai của em, hãy lưu giữ lại.”

“Nó không phải là một công việc dễ dàng,” ông nói. “Nhưng trong năm năm nữa, em sẽ nhận thấy sự ảnh hưởng của em sẽ mạnh mẽ hơn. Mười năm nữa, em sẽ phát triển khả năng lãnh đạo thật sự hiệu quả.

Và 20 năm nữa, khi em 39 tuổi, nếu em vẫn tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng lãnh đạo, mọi người sẽ bắt đầu mời em dạy họ về lãnh đạo. Và mọi người trong số họ sẽ ngạc nhiên. Lúc đó, họ nhìn nhau và hỏi nhau: Làm thế nào anh ấy tự nhiên giỏi như vậy nhỉ?’”

“Brian, em có thể là một nhà lãnh đạo giỏi, nhưng điều đó sẽ không xảy ra trong ngày một ngày hai. Hãy bắt đầu phấn đấu từ hôm nay.”

Điều gì đúng với Brian cũng sẽ đúng với bạn. Hãy bắt đầu phát triển khả năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay và một ngày nào đó bạn sẽ nhận thấy công dụng của Nguyên tắc Tiến trình.

Giai đoạn 4: Tôi đi dễ dàng nhờ những gì mình biết

4-cach-phat-trien-su-nghiep-o-giai-doan-giam-chan-

Khi bạn ở giai đoạn 3, bạn đã có được ảnh hưởng thật sự của một nhà lãnh đạo, nhưng bạn sẽ phải để ý tất cả mọi việc bạn làm. Tuy nhiên, khi bạn đạt đến giai đoạn 4, khả năng lãnh đạo của bạn đã gần như tự động. Đó là kết quả của quá trình dày công luyện tập. Nhưng chỉ có một con đường để đạt được nó, đó là áp dụng nguyên tắc tiến trình và nỗ lực phấn đấu.

Nguồn: Theo Doanhnhansaigon