PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÓ GÌ KHÁC VỚI ĐÀO TẠO TRUYỀN THỐNG?

Trong thời đại công nghệ thông tin, việc học tập và đào tạo đã trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Nếu trước đây, đào tạo truyền thống với hình thức giảng dạy trực tiếp là phương pháp thông dụng nhất, thì hiện nay, phần mềm quản lý đào tạo (Learning Management System – LMS) đang dần trở thành một giải pháp công nghệ phổ biến cho các hoạt động quản lý và đào tạo. Vậy thực sự phần mềm quản lý đào tạo là gì mà có thể mang lại nhiều lợi ích như vậy? Có những khác biệt nào giữa phần mềm quản lý đào tạo và đào tạo truyền thống? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về những vấn đề trên.

Sự khác biệt giữa phần mềm quản lý đào tạo và đào tạo truyền thống

1. Phần mềm quản lý đào tạo là gì?

Phần mềm quản lý đào tạo (Learning Management System – LMS) là một hệ thống phần mềm được sử dụng để quản lý và cung cấp các khóa học trực tuyến. Nó được thiết kế để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập và quản lý học viên trong các tổ chức, doanh nghiệp hoặc trường học.

Một số chức năng của LMS bao gồm:

  • Tạo và quản lý các khóa học trực tuyến, bao gồm cả nội dung, bài kiểm tra và bài tập.
  • Cung cấp cho học viên truy cập vào các khóa học, tài liệu và nội dung đào tạo trực tuyến.
  • Quản lý thông tin của học viên, bao gồm cả tiến độ học tập và kết quả đánh giá.
  • Tự động thông báo và cập nhật các thông tin cho học viên về khóa học và hạn chế thời gian đăng ký khóa học.
  • Cung cấp các báo cáo về tiến độ học tập, kết quả đánh giá và hoạt động của học viên.

LMS đã trở thành một công cụ quan trọng trong giáo dục và đào tạo, giúp cho việc quản lý và cung cấp đào tạo trở nên hiệu quả và thuận tiện hơn.

2. Những khác biệt giữa quản lý đào tạo trực tuyến và truyền thống

Kể từ khi đại dịch Covid xuất hiện, LMS là giải pháp tối ưu hỗ trợ các tổ chức và trường học quản lý việc đào tạo một cách hiệu quả và thuận tiện hơn. Khi đại dịch đã qua đi, việc tiếp tục sử dụng đào tạo trực tuyến hay quay về với hình thức trực tiếp vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Bảng dưới đây so sánh sự khác biệt giữa hai hình thức theo từng góc độ từ các đơn vị đến giáo viên và học viên:

Quản lý đào tạo trực tuyến Quản lý đào tạo truyền thống
Các đơn vị, cơ sở giáo dục – đào tạo – Linh động nơi dạy và học, có thể dạy và học được ở bất kì đâu, thuận tiện cho giáo viên, học sinh

– Sắp xếp các phòng học trực tuyến, không phải lo đến vấn đề trùng hay thiếu phòng học

– Giáo viên và học sinh sử dụng thiết bị sẵn có như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,… để tham gia vào lớp học

– Phòng học, lịch học, thời gian cụ thể cho từng môn, từng khóa học là cố định.

– Phòng học phải được sắp xếp logic, tránh bị trùng phòng hay thiếu phòng. 

– Nhà trường trang bị sẵn đồ dùng riêng cho giáo viên và học sinh như nước uống, micro, bảng, bút lông,…

Giáo viên – Chủ động được thời gian, địa điểm giảng dạy 

– Giảng dạy và kiểm tra trên file tài liệu, bài giảng điện tử, bài kiểm tra sẵn có

– Bài giảng, bài kiểm tra được số hóa với đa dạng các phương tiện như video, hình ảnh, ghi hình trực tiếp,… 

– Giảng dạy, tương tác qua các ứng dụng, phần mềm máy tính

– Các bài kiểm tra, bài thi được phần mềm chấm và tự động nhập điểm.

– Theo dõi được quá trình, tiến độ tham gia và hoàn thành khóa học của học viên trên phần mềm

– Bị động trong thời gian, địa điểm giảng dạy

– Cần in sẵn tài liệu, bài thi, bài kiểm tra cho học viên

– Sử dụng các công cụ như máy chiếu, bảng trắng, powerpoint,… để hỗ trợ cho bài giảng, bài kiểm tra 

– Giảng dạy, tương tác với học viên trực tiếp tại phòng học

– Các bài kiểm tra, bài thi được chấm và nhập điểm thủ công.

– Kiểm tra quá trình tham gia lớp học bằng hình thức điểm danh.

Học viên – Chủ động trong thời gian, địa điểm học 

– Học, kiểm tra và tương tác với giáo viên qua các ứng dụng, phần mềm 

– Được học và kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau như chơi trò chơi, hình ảnh, video, ứng dụng,..

– Có thể biết điểm và kiểm tra lỗi sai bài thi ngay sau khi kiểm tra

– Bị động trong thời gian, địa điểm học

– Học, kiểm tra và tương tác với giáo viên trực tiếp ở phòng học

– Được học và kiểm tra qua các thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, powerpoint,…

– Kết quả bài thi được chấm thủ công nên sẽ mất thời gian để có được.

3. Ưu và khuyết điểm của hai phương thức trên:

Từ bảng so sánh trên, khó có thể nói được phương thức nào là tốt hơn hay kém hiệu quả hơn bởi cả hai đều có những ưu và khuyết điểm riêng, không có phương thức nào hoàn toàn tốt hay hoàn toàn tệ. Dưới đây là những ưu và khuyết điểm của cả hai phương thức: 

Đào tạo trực tuyến Đào tạo truyền thống
Ưu điểm – Tiết kiệm thời gian và chi phí

– Linh hoạt và tiện lợi

– Tài nguyên học tập phong phú

– Tăng tính tương tác và kết nối giữa giáo viên và học sinh

– Tạo điều kiện tốt cho việc thảo luận, trao đổi giữa giảng viên và học viên, giúp học viên hiểu rõ hơn về các nội dung học tập.

– Phù hợp với những loại hình đào tạo tập trung vào thực hành, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng thực tế.

– Giúp học viên hình thành tính kỷ luật và phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian học tập.

Khuyết điểm – Khó khăn trong việc tương tác trực tiếp và đối thoại giữa giảng viên và học viên, đặc biệt là đối với những khóa học có nội dung phức tạp và đòi hỏi sự trao đổi, thảo luận sâu hơn.

– Học viên có thể gặp khó khăn trong việc tự quản lý thời gian và tự động hóa quá trình học tập, dẫn đến việc không đạt được mục tiêu học tập.

– Không phù hợp với những hình thức đào tạo cần tập trung vào kỹ năng thực hành hoặc có tính chất thực tế như đào tạo nghề, đào tạo thể chất. 

– Chi phí đào tạo cao hơn để thuê địa điểm, chuẩn bị tài liệu giảng dạy, trang thiết bị giảng dạy, trả lương cho giảng viên, v.v.

– Không linh hoạt và tiện lợi trong việc lựa chọn thời gian và địa điểm học tập.

– Giới hạn việc tiếp cận với nội dung học tập, học viên không tiếp cận được với những kiến thức mới nhất.

– Khó khăn trong việc quản lý và theo dõi tiến độ học tập của từng học viên, dẫn đến việc học viên không đạt được mục tiêu học tập.

Qua các bảng so sánh trên, có lẽ cách tốt nhất quản lý được quy trình đào tạo chính là kết hợp cả hai phương thức hoặc xem xét, tận dụng phương thức nào nhiều hơn để phù hợp hơn với quy mô của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo.

Giải pháp Quản lý Đào tạo tối ưu - VnResource LMS Pro
Giải pháp Quản lý Đào tạo tối ưu – VnResource LMS Pro

4. Phần mềm Quản Lý Đào Tạo VnResource LMS Pro

Nếu đã quen áp dụng hình thức đào tạo truyền thống thì đào tạo trực tuyến sẽ là “vùng trời mới” cho các tổ chức, cơ sở giáo dục khám phá thêm. Và để giúp cho cuộc khám phá này hiệu quả hơn, thuận lợi hơn, phần mềm quản lý đào tạo VnResource LMS Pro của VnResource sẽ là công cụ tối ưu thể hiện được toàn diện các chức năng của một phần mềm quản lý đào tạo.

Trên thị trường hiện nay, tuy phần mềm quản lý đào tạo đang ngày càng phát triển nhưng để có được chỗ đứng vững vàng, đem lại hiệu quả tối ưu thì VnResource LMS Pro thực hiện được hai nhu cầu thiết yếu mà tất cả các tổ chức, cơ sở giáo dục mong muốn:

  • Nâng cao chất lượng đào tạo

Với VnResource LMS Pro, tổ chức đào tạo có thể quản lý toàn diện các khía cạnh như quản lý học viên, giáo viên, khóa học, tiến độ học tập,… Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ giáo viên tạo ra các khóa học chất lượng cao với nhiều hình thức học tập khác nhau, bao gồm video bài giảng, trò chơi, v.v. Kèm theo đó là các công cụ đánh giá giúp theo dõi tiến độ học tập của học viên, dễ dàng đánh giá hiệu quả của khóa học và cải thiện nội dung đào tạo. 

  • Nâng cao trải nghiệm học tập

Được thiết kế với giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, VnResource LMS Pro giúp người dùng dễ dàng kiểm tra bài học, tiến độ học tập của mình cũng như hỗ trợ tương tác, trao đổi, thảo luận với giảng viên và bạn học. Với hệ thống bài giảng đa dạng nhiều hình thức, học viên cũng có được những trải nghiệm học tập thú vị hơn.

Tóm lại, phần mềm VnResource LMS Pro là công cụ “đắc lực” cho các tổ chức nâng cao chất lượng đào tạo và là “người bạn đồng hành” giúp học viên nâng cao trải nghiệm học tập. 

Kết luận: 

Như vậy, qua bài viết, VnResource đã giúp các tổ chức, cơ sở giáo dục – đào tạo có cái nhìn bao quát hơn về phần mềm quản lý đào tạo và rút ra được cách thức phù hợp nhất để ứng dụng cho tổ chức của mình. Và trên thị trường phần mềm quản lý đào tạo hiện nay, VnResource LMS Pro sẽ là một trong những sản phẩm đáng để cân nhắc trong danh sách của bạn.