Tìm kiếm nhân tài vô cùng khó. Mất đi nhân tài lại càng khó khăn hơn. Nó thậm chí còn khó hơn cả khi bạn bị mất một phần nhận thức. Lý do vì sao nhân viên bất mãn với công việc: một người sếp không tốt, môi trường làm việc tồi tệ, hay công việc và cuộc sống không tìm thấy sự cân bằng,…Điều đó liệu có dấy lên trong bạn câu hỏi:” Từ bỏ có phải một thực tế cuộc sống?”
Bạn chắc chắn sẽ bớt đau đầu hơn khi biết 5 nguyên do cơ bản khiến nhân viên sẵn sàng từ bỏ công việc của họ
Một công việc hấp dẫn hơn
Công việc không chỉ đơn thuần là công việc. Nó bao gồm rất nhiều “chương nhỏ” trong một “câu chuyện lớn”, mà các CEO rất dễ bỏ qua. Họ thường không nghĩ tới vấn đề mang tính cá nhân của nhân viên: mục đích khi làm công việc này – thỏa mãn nhu cầu, đam mê hay chỉ để có nguồn thu nhập ổn định?
Dù câu trả lời là gì, thì lực lượng lao động ngày nay đều muốn được nhận từ công việc của họ nhiều hơn mức lương mỗi tháng. Một công việc chỉ đủ tốt khi nó xứng đáng với nỗ lực, công sức và tồn tại như một phần của cuộc sống.
Hãy khai thác yếu tố này, giúp công việc trở nên phù hợp hơn với cuộc sống của từng cá nhân. Bạn cũng có thể đánh giá nhân viên dựa vào mức độ tập trung và hoàn thành nhiệm vụ của họ.
“Cách làm việc có thể thay đổi, nhưng sếp thì không”
Câu nói trên được trích dẫn khi thực hiện khảo sát nhân viên. Nó đề cập đến tình trạng thiếu linh hoạt trong môi trường làm việc đầy ngột ngạt –khi mà cuộc cách mạng công nghiệp ngày càng bùng nổ. Bất cứ ai cũng đều mong muốn được làm việc trong một môi trường năng động, không gò bó. Vậy nên, họ sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại khi tìm tìm ra món hời hơn.
Vậy nên, hãy “giữ chân” nhân viên bằng cách định hướng rõ mục tiêu nghề nghiệp, trang bị cho họ những công cụ linh hoạt để tăng năng suất làm việc và hiệu quả giao tiếp trong công ty.
Thay đổi nghề nghiệp để đáp ứng mục tiêu mới
Mục tiêu nghề nghiệp luôn thay đổi. Nghiên cứu cho thấy một người dưới 50 tuổi, trung bình có 12 công việc khác nhau. Nhu cầu thay đổi nghề nghiệp để phù hợp với mục tiêu và định hướng mới luôn hiện hữu. Nhiều người muốn thay đổi môi trường làm việc, bắt đầu những công việc mới, và tiếp nhận những trách nhiệm mới mà họ cho là ý nghĩa và có ích hơn. Thực tế này đòi hỏi những CEO tương lai hiểu rõ nhân viên và có những chính sách phù hợp với tính chất công việc của từng người.
Tốc độ kinh doanh không tạo sự thúc đẩy
Sự chậm trễ về tốc độ vận hành công việc sẽ làm giảm tinh thần của nhân viên trong bất kì hoàn cảnh nào. Vậy nên đừng đánh giá thấp chúng. Đa số nhân viên đều mong muốn được tác động tích cực.
Điều tốt nhất bạn có thể làm với tư cách của người lãnh đạo là kích hoạt tốc độ làm việc, ngay cả với hệ thống phân cấp lớn, trao quyền tự chủ và tin tưởng nhân viên.
Công việc là bản hợp đồng một chiều
Khi công việc trở thành những hợp đồng một chiều, ngay cả những nhân viên hạnh phúc nhất cũng nhận ra nỗ lực của họ không được công nhận. Họ cố gắng, chứng minh bản thân không ngừng nghỉ bởi tư tưởng: Bạn phải giúp công ty phát triển, thì công ty mới có thể giúp lại bạn
Khi nhân viên cảm thấy bị đối xử không công bằng, nghỉ việc là quyết định khó tránh khỏi. Hãy nhìn vấn đề sâu sắc hơn để nắm bắt mọi tình huống có thể xảy ra. Đảm bảo cho họ có cơ hội phát triển bản thân và được hưởng phúc lợi một cách xứng đáng.
Nguồn: Nhịp Sống Kinh Tế