Được hình thành và phát triển từ những thập niên 50 của thế kỷ trước bởi các nhà sản xuất và kinh doanh xe hơi tại Nhật bản. Trải qua hơn nửa thế kỷ, mô hình OGSM đã được áp dụng và vận hành hiệu quả ngay từ những thương hiệu, tập đoàn nổi tiếng toàn cầu như Coca-Cola, Honda, P&G…, nó được xem là “công thức hoạch định chiến lược và công cụ truyền thông” (strategy formulation and communication tool).
Vậy OGSM là gì, chúng ta cùng mổ xẻ qua bài viết dưới đây:
OGSM là gì?
Mô hình OGSM là một công cụ, phương pháp nhằm hoạch định, triển khai, kiểm soát chiến lược & hành động cho công ty hay một tổ chức.
Nó giúp cho công ty hay tổ chức xây dựng thành công một bản mô tả chiến lược/họat động ngắn gọn, dễ hiểu để từ đó giúp cho việc triển khai, đánh giá, điều chỉnh một cách dễ dàng.
Mô hình OGSM sử dụng bằng cách tiếp cận bằng cách đi từ “top – down”, theo các tiêu chí:
- Objective: xác định mục tiêu chính (chung)
- Goals: các đích (chỉ tiêu) cụ thể nhắm tới (xây dựng bằng SMART)
- Strategies: các chiến lược hay giải pháp
- Measurements: Các chỉ số đánh giá (thước đo).
Lợi ích của OGSM
- Tạo nên sức mạnh tổng hợp (Synerrgy)
- Giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực và thời gian
- Tăng tính tập trung
- Tăng tính hiệu quả
- Tăng tính cạnh tranh
Cách thức triển khai OGSM
- Triển khai phối hợp song song với hệ thống KPIs.
- Xác định rõ mục tiêu chính (chung).
- Xác định các mục tiêu cụ thể cần hướng đến nhằm đạt được mục tiêu chung.
- Xác định các chiến lược (giải pháp) nhằm đạt mục tiêu chung.
- Xác định thước đo để có thể đo mức độ thành công của từng chiến lược (giải pháp) đề ra.
- Triển khai thực thực hiện các chiến lược (giải pháp).
- Theo dõi, đánh giá, hiệu chỉnh từng bước các chiến lược (giải pháp).
- Phối hợp đồng bộ, nhất quán từ: OGSM của Công ty, OGSM của Phòng ban, OGSM của cá nhân.
- Đảm bảo sự tương thích giữa các mục tiêu đề ra.
Nguồn: Cẩm nang CEO