6 yếu tố quyết định mức lương

Nguyên tắc quyết định mức lương

1. Căn cứ vào mức đóng góp của nhân viên. Mức đóng góp này được xác định dựa vào sự đánh giá :
– Khả năng có thể đóng góp (NV mới) hay
– Thực tế đóng góp (nhân viên cũ) đối với công ty
(Năng lực chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá mức đóng góp của nhân viên chứ không phải là căn cứ duy nhất)

2. Căn cứ vào thị trường lao động hiện tại
– Những công ty cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực ;
– Những công ty cùng là tư nhân, hay cùng là nhà nước, hay cùng là nước ngoài, cùng là công ty của châu Âu, cùng là công ty của Mỹ…
– Những công ty cùng là địa bàn hoạt động
– Những công cùng hoàn cảnh (thâm niên trong ngành, giống nhau về văn hoá quản lý,…….
=> Sự công bằng giữa công ty mình với công ty khác

3. Căn cứ vào tình hình kinh doanh & khả năng tài chính của công ty
– Tình hình kinh doanh tốt & khả năng tài chính tốt (đang ăn nên làm ra) => Lương cao hơn so với thị trường lao động (Công ty giàu lên thì NV cũng được giàu lên)
– Tình hình kinh doanh & khả năng tài chính không tốt (đang chựng lại hay đi xuống) => Lương thấp hơn so với thị trường lao động (Nhân viên chia sẽ với công ty lúc khó khăn)
=> Sự công bằng giữa chủ sở hữu và nhân viên

w620h405f1c1-files-articles-2016-1099542-quan-ly-nhan-vien-doanhnhansaigon

4. Căn cứ vào sự công bằng
– Giữa các nhân viên cùng phòng và giữa các bộ phận trong cùng công ty
+ Phải xây dựng được ngân sách lương (Tổng quỹ lương) trong tổng ngân sách của công ty
+ Phải xây dựng được quỹ lương cho từng bộ phận hay hoạt động của công ty
+ Phải xây dựng được thang lương cho từng cấp bậc và từng tính chất công việc trong toàn công ty
+ Phải xây dựng được khung lương cho từng vị trí/chức danh trong công ty
+ Đối với rất nhiều nhân viên :“Không sợ ít chỉ sợ không công bằng”
+ Vấn đề bảo mật mức lương nhân viên
+ Vấn đề “Công bằng trong phân công phân nhiệm và vấn đề công bằng về mức lương”

5. Căn cứ vào “giá trị vật chất” mà công ty trao cho nhân viên & “giá trị tinh thần” mà nhân viên nhận được từ công ty (chứ công ty không trao)

Giá trị tinh thần khác với giá trị vật chất
Giá trị tinh thần có thể là :
– Môi trường làm việc tốt (đồng nghiệp, tiện nghi…)
– Điều kiện học hỏi, nâng cao nghề nghiệp
– Cơ hội thăng tiến
– Sự ổn định công việc về lâu dài
– Danh tiếng công ty
– Những chế độ phúc lợi về nhà ở, du lịch, y tế, trợ vốn, tham gia cổ phần…

6. Căn cứ vào pháp luật nhà nước hiện hành về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn …
Ví dụ :
– Quy định về mức lương tối thiểu
– Quy định vế xác định quỹ lương theo doanh số …
=> Thực chất đây cũng là một sự đảm bảo về công bằng xã hội về thu nhập theo quan điểm nhà nước