13 căn bệnh có thể do công việc của nhân viên văn phòng gây ra

Các tính chất công việc của nhân viên văn phòng thường dễ gây ra nhiều căn bệnh như đau cổ tay, đau mỏi vai gáy hay trĩ…là các căn bệnh phổ biến thường gặp phải. Vậy cách phòng tránh và chữa trị những căn bệnh nguy hiển đó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được các bệnh thường gặp ở dân văn phòng cùng với những cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Công việc của nhân viên văn phòng trường làm trong môi trường căng thẳng, thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính và ít vận động hay cách ăn uống đều là những nguyên nhân khiến dân văn phòng phải đối mặt với nhiều mầm bệnh.

13-can-benh-co-the-do-cong-viec-cua-nhan-vien-van-phong-gay-ra

1. Đau cột sống và khớp

Một số triệu chứng thường gặp như đau lưng, nhức mỏi khớp. Công việc của nhân viên văn phòng thường sẽ phải ngồi nhiều, biểu hiện bệnh phổ biến và rõ rệt nhất là triệu chứng đau mỏi lưng, ngồi liên tục trong một tư thế nhất định hàng giờ, cơ thể không được vận động thường xuyên nên cột sống dễ bị chùn, đây là một trong những nguy cơ dẫn đến thoái hoá cột sống khi có tuổi.

Khi rơi vào tình trạng này, người bệnh có cảm giác đau nhói các cơ, đau lưng và tê phù chân tay, tình trạng đau mỏi, nhất là đau lưng và đau cơ vai diễn ra khá phổ biến tại đây. Phần lớn trong số họ phải ngồi liên tục nhiều giờ, thời gian đi lại và vận động rất ít. Có nơi hơn 70% nhân viên công ty luôn trong tình trạng mỏi mệt, đau cứng cơ. Đa phần trong số họ là các lao động trẻ. Phòng ngừa: Thay đổi tư thế ngồi đúng cách, tập thể dục thường xuyên giúp cho các đốt sống cổ, lưng không bị chèn ép.

2. Đau ống cổ tay

Đây cũng là một căn bệnh mà những người làm văn phòng thường mắc phải do thường xuyên sử dụng máy vi tính và con chuột vi tính. Bệnh hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu về dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu.

Triệu chứng điển hình chứng tê tay, biểu hiện bằng việc đau, tê ngón trỏ và ngón giữa, yếu ngón cái, có thể thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt giống như bị châm ở bàn tay, nặng hơn thì cảm thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng. Bệnh thường bắt đầu từ tay thuận. Những người dễ mắc triệu chứng này là người thường xuyên sử dụng máy tính, nhà văn, biên tập viên, thư ký… Tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới (92%)… Hội chứng này cũng có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa cột sống cổ…Ngoài ống cổ tay thì phần vai và cổ đau nhừ, cổ như cứng đơ ra, hai vai tê mỏi, tinh thần bứt rứt không ổn định. Tứ chi tê dại, tay chân có cảm giác đau và ít có cảm giác, nếu ở lâu trong phòng điều hòa tình hình càng nặng thêm.

Phòng ngừa: Tư thế ngồi và cách để tay đúng sẽ giúp bạn phần nào bớt đi được nguy cơ mắc hôi chứng này. Cổ tay nằm ngang và thẳng với cẳng tay để sử dụng bàn phím hoặc con chuột/thiết bị nhập dữ liệu. Cánh tay và khuỷu tay nới lỏng gần thân người.

3. Mắt và da bị ảnh hưởng

Công việc của nhân viên văn phòng phải tiếp xúc liên tục với máy tính, quá tập trung với ánh sáng màn hình sẽ khiến mắt không chỉ mỏi, khô, mà còn có thể làm nhức đầu, có cảm giác nôn nao. Và môi trường máy điều hòa tại văn phòng, thiếu không khí trong lành làm da mất nước, khô ráp, nổi mụn. Khi dùng máy tính, mắt có khuynh hướng mở to hơn nên cũng nhanh khô, không đủ nước mắt và độ trơn để loại sạch bụi. Sử dụng điều hòa nhiệt độ khiến nhiệt độ trong phòng và bên ngoài có thể chênh lệch từ 5-10 độ. Điều này khiến da thường bị mất nước, khô rát, thậm chí còn giảm sức đề kháng, dễ dàng mắc các chứng dị ứng, viêm nhiễm.

Phòng ngừa: áp dụng quy tắc 20-20-20

Quy tắc này như sau: 20 phút làm việc – nghỉ 20 giây – nhìn ra khoảng cách xa 20 foot (khoảng 6 m). Nếu chúng ta nhìn vào màn hình trong cùng khoảng cách quá lâu cơ mắt sẽ giảm đi sự linh hoạt, khó điều chỉnh khi di chuyển hướng nhìn đến khoảng cách khác.

4. Stress

Nguyên nhân stress là do những áp lực của công việc và môi trường xung quanh. Stress có thể gây ra một số bệnh như rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, hội chứng đau nửa đầu, tai biến mạch não.

Bệnh đau đầu cũng thường gặp với các triệu chứng như: Đau đầu giật giật, cảm giác có gì đó gõ vào đầu, kèm theo hoa mắt do làm việc bằng mắt quá tập trung (ngồi vi tính) thời gian lâu, ít được ngủ, áp lực công việc nặng nề, do thế ngồi làm việc không đúng, ít thay đổi tư thế…

Phòng ngừa: Chuyên cần tập thể dục, chơi thể thao… để quên đi phiền muộn.

5. Viêm loét dạ dày trường diễn

Viêm dạ dày mãn tính là một biểu hiện cụ thể, nguyên nhân là do áp lực công việc nhiều, ít ngủ (một số nhân viên văn phòng quá ít ngủ trưa, hoặc thức khuya để làm việc), ăn uống không điều độ, lúc nhiều lúc ít (thường những lúc tiệc tùng thì ăn uống quá thừa mứa, ăn nhiều chất đạm vào các buổi tiệc tối, uống nhiều rượu bia trong khi đó vào buổi sáng vì công việc gấp nên nhiều nhân viên văn phòng không kịp ăn bữa sáng, lúc lại vội vàng (ăn nhanh) dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống không ngon miệng, hay đầy và trướng bụng, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Mặt khác, thức ăn dung nạp vào cơ thể sẽ không được đốt cháy hết và sẽ tích tụ, làm cho lượng mỡ thừa của cơ thể tăng lên, gây ra những căn bệnh liên quan như béo phì, tiêu hóa.

6. Sự nghẽn mạch hay huyết khối

Chứng huyết khối có nghĩa là sự hình thành những cục máu trong mạch máu hoặc trong tim. Những cục máu đông này có thể đi chuyển đến não và phổi, gây ra đột quỵ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thuật ngữ Thrombosis (tạm dịch là huyết khối điện tử), dùng để chỉ lối sống của những người dành nhiều thời gian bên máy tính và những người làm việc trong lình vực CNTT.Ít vận động trong thời gian dài có thể khiến hình thành các cục máu đông rất nguy hiểm.

Phòng ngừa: Nếu công việc của bạn có nhiều thời gian phải dùng máy tính, bạn nên thường xuyên đứng dậy để nghỉ một chút, ít nhất là mỗi giờ một lần. Ngay cả việc đi bộ một quãng ngắn vào trong phòng vệ sinh hay đi quanh quẩn trong văn phòng cũng đủ giúp bạn ngăn ngừa được việc xuất hiện những cục máu đông.

7. Bệnh tim

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người hay phải ngồi cả ngày có nguy cơ bị mắc bệnh tim rất cao trong khi đây là điều hiển nhiên với các công việc của nhân viên văn phòng.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng “những người đàn ông phải ngồi hơn 23 giờ một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim lớn hơn 64% so với những người chỉ ngồi khoảng 11 giờ mỗi tuần”. Vì vậy, đối những người làm việc trong lĩnh vực CNTT, thì đây có thể gọi là một thông tin đáng báo động.

13-can-benh-co-the-do-cong-viec-cua-nhan-vien-van-phong-gay-ra-1

Phòng ngừa: Cũng giống như bệnh huyết khối, bạn phải đi lại hoặc nghỉ một chút trong thời gian làm việc. Bạn nên cử động chân thường xuyên, không nên ngồi bất động quá lâu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sau mỗi 15 phút bạn nghỉ ngơi một chút sẽ có hiệu quả ngăn chặn bệnh rất lớn. Bạn cũng có thể tập thực hiện những động tác thể dục đơn giản khi đang đọc cái gì đó mà không phải gõ máy tính.

8. Ung thư

Ngoài bệnh huyết khối và bệnh tim, nghiên cứu y học gần đây đã tìm thấy một mối liên kết giữa hoạt động thể chất và một số bệnh ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng. Phòng ngừa: Duy trì thói quen lành mạnh là điều rất quan trọng, nghiên cứu ung thư đã phát hiện ra rằng chỉ cần 30 phút tập thể dục nhẹ mỗi ngày có thể giúp duy trì sức khỏe của bạn và giúp tránh một số bệnh ung thư. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm cũng là một việc rất nên làm.

9. Thiếu vitamin D

Hầu hết vitamin D mà mọi người dung nạp vào cơ thể là từ ánh sáng mặt trời. Nhưng nếu bạn đang ở vùng khí hậu phía bắc và bạn dành hầu hết thời gian trong văn phòng thì bạn sẽ không có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, như các bệnh về xương, và một số bệnh ung thư.

Phòng ngừa: Ngoài việc thường xuyên dành một khoảng thời gian ngắn để đi bộ thì bạn có thể bổ sung thêm hỗn hợp vitamin hay ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như ngũ cốc, các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ.

10. Nhiễm khuẩn

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hầu hết các bàn phím và điện thoại di động đều chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Ngoài việc lây lan những căn bệnh như cảm lạnh và cúm, thiết bị công nghệ bẩn có thể dẫn đến việc nhiễm tụ cầu khuẩn và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác.

Phòng ngừa: Thường xuyên lau bàn phím và bề mặt bàn với các dung dịch kháng khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bạn có thể sử dụng thêm thuốc diệt trùng cho tay và nhớ rửa tay khi ăn uống trong giờ làm việc hoặc ăn trưa.

11. Béo bụng

Các công việc của nhân viên văn phòng thường sẽ ngồi nhiều, ngoài những bệnh kể trên thì chúng ta – nhất là những chị em phụ nữ sẽ có rất nhiều lo lắng xoay quanh vấn đề này, nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Các chuyên gia về sức khỏe ở Australia đã phát hiện rằng, những người ngồi quá lâu, vòng eo sẽ lớn và có lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) cao hơn. Bác sĩ Genevieve Healy thuộc Trường Đại học Queensland, Australia cho rằng hành động đơn giản như đứng lên khoảng một phút trong thời gian làm việc cũng giúp giảm được nguy cơ béo phì.

Phòng ngừa: tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ.

12. Mất ngủ

Nhiều nhân viên văn phòng thường đam mê công việc thường sử dụng máy tính rất khuya. Nhìn chằm chằm vào một màn hình trước khi đi ngủ có thể hạn chế sản xuất melatonin, một hormone trong cơ thể có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ. Mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác.

Phòng ngừa: Không ngồi trước máy tính khoảng một giờ hoặc nửa giờ trước khi đi ngủ. Đọc một cuốn sách có thể giúp cho bạn dễ dàng ngủ ngon hơn

13. Bệnh trĩ

Nhiều bài báo khoa học ở thế giới cũng như ở Việt Nam đã xếp bệnh trĩ vào là 1 trong những bệnh thường gặp của những người thường xuyên ngồi làm việc với máy tính. Đây là một thực tế của xã hội hiện đại khi mà những công việc của nhân viên văn phòng ngày càng nhiều hơn, công việc chân tay ít hơn.

Phòng ngừa: Vận động thường xuyên (5- 10 phút/ 1 tiếng khi ngồi), thây đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều rau xanh, tránh làm việc quá mệt, không ngồi đại tiện quá lâu, không mặc quần bó, chật.

Tập thế dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp bạn cải thiện sức khoẻ, ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật.